- Trang chủ
- Ngũ Long Tuyệt Mệnh
- Chương 3: Đường dài ngàn dặm tìm sư phụ – Tiêu Long cầu diện kiến cao nhân
Tác giả: Trần Thanh Vân
Đã hơn một tháng, Tiểu Long vân du tứ hải cùng vị sư già. Cước trình của một đứa nhỏ khó lòng mà theo kịp nếu vị sư già mà không kiên trì chờ đợi.
Nắng mưa, sương gió . . .
Mọi gian khổ Tiểu Long đều lần đầu tiên nếm trải.
Tiểu Long không còn một chút gì để có thể gọi được là Long thư sinh được nữa ngoài trừ cái dáng dấp bên ngoài vẫn mảnh mai yếu đuối Ngược lại tâm trí của Tiểu Long lại được thêm nhiều kinh lịch phong thái khi được vị sư già giảng giải cặn kẽ về thủy thổ cũng như phong tục của từng địa phương mà vị sư già đưa Tiểu Long đi qua.
Tiểu Long vẫn hay gọi vị sư già là đại sư phụ dù lúc này Tiểu Long đã biết vị sư già không phải là người Trung Thổ mà vị sư già là một phiên tăng bên Tây vực, lại theo thuyết Du Già nên chuyên đi vân du, không ở một thiền am nào cố định.
Còn vị sư già vẫn hòa ái gọi Tiểu Long là hài tử như thùa ban đầu. Vì đến bây giờ vị sư già vẫn không biết được gì hơn về thân thế lai lịch của Tiểu Long ngoài những lời nói sơ sài lúc trước của Tiểu Long.
Vị sư thái có thể nói cho Tiểu Long biết hơn đôi chút về Nhuế Cần mà vị sư thường nghe lời đồn của giang hồ đồn đại. Qua đó Tiểu Long mới biết Nhuế thúc thúc mình là một tay võ học tuyệt luân vào hàng nhất lưu cao thủ.
Việc Nhuế thúc thúc tại sao lại ẩn cư chịu sống một cuộc đời bình thường như người nông dân? Thì dù Tiểu Long có hỏi đến trăm lần thì vị sư già cũng không sao giải thích được Suốt chặng đường dài, lúc đầu vị sư già ái ngại cho Tiểu Long khi thấy Tiểu Long chỉ đi được một dặm đường đã tỏ ra mệt mỏi, lần lần Tiểu Long đã khắc phục được và đã đi được một hơi không nghỉ trên năm dặm đường.
Chỉ cố đến thế mà thôi, Tiểu Long không làm sao đi hơn được nữa.
Vị sư già cũng không thúc ép. Do đó, cả hai cứ thong thả mà đi.
Đến ngày hôm nay, leo lên được lưng chừng ngọn núi kia vào một động cốc nhỏ là nơi cần đến, Tiểu Long khấp khởi mừng những muốn có cánh mà bay lên ngay nhưng đó chỉ là ảo ảnh! Thế rồi cả hai bình tĩnh leo lên.
Đến chỗ lưng chừng núi như thắt lại, vị sư già và Tiểu Long theo một con đường ruột dê, tiến vào một sơn cốc.
Sơn cốc giữa lòng núi, do khí lạnh của núi đá khiến sương mù giăng phủ huyền ảo. Do đó tịch mịch của sơn lam sơn cốc càng thêm hoang lạnh.
Tiểu Long rùng mình thấp thỏm, không dám nhìn ngang nhìn ngửa, rụt rè chậm bước theo chân vị sư già.
Vị sư già do đã có lần tới nơi đây nên khoan thai tiến bước giữa lớp sương giá lạnh.
Đi ước chừng năm mươi trượng, vị sư già dừng lại, hướng vào phía trong sơn cốc kêu lên:
- Cư sĩ! Lão nạp là Sa La xin được bái yết cư Tiểu Long dù đang run lên vì lạnh vẫn nhìn thấy ở phía trước giữa lớp sương mù một bóng người chập chờn ẩn hiện ngay sau câu nói của vị sư già tự xưng là Sa La.
Bóng người vừa hiện thân xạ ngay hai luồng nhãn quang lạnh lẽo về phía hai người khách rồi cất giọng lạnh nhạt hỏi:
- Sa La phiên tăng hôm nay lại đến là có việc gì đây?
Vị sư già không bất mãn vì thái độ không hiếu khách của chủ nhân. Không bất bình về cách gọi thô lỗ, cộc lốc. Vẫn điềm nhiên đối đáp :
- Cư sĩ ! Lần trước lão nạp vân du đến đây, qua lần hội diện đó, lão nạp đã nghe cư sĩ nói . . . cần thu nạp một truyền nhân để lưu truyền lại sở học của cư sĩ, vậy cư sĩ đã tìm được truyền nhân chưa?
Một lần nữa, bóng người chủ sơn cốc lại xạ tia mắt nhìn về phía Tiểu Long. Một lúc sau vẫn lạnh lùng mà hỏi:
- vì việc này mà phiên tăng lại đến ư? Có vấn đề gì không?
Tiểu Long thầm bất bình giùm cho vị sư già.
Té ra vị sư già vì lòng tốt, vì hảo cảm với Tiểu Long cũng có, và đối với chủ nhân sơn cốc nữa mới phải lặn lội, không quản ngại đường dài vạn dặm để đưa người truyền nhân mà chủ nhân sơn cốc muốn, đến cho lão cư sĩ.
Thế mà lão cư sĩ tỏ vẻ dửng dưng, không vồn vã thăm hỏi, để ít ra cũng làm cho người ra ơn cho lão cư sĩ được phần nào an ủi khích lệ !
Bạc bẽo thật!
Vị sư già như đã hiểu biết nhiều về tính tình của chủ nhân, nên không lấy đó làm giận, vị sư già ôn tồn đáp:
- Nếu cư sĩ chưa thu nạp truyền nhân, thì tiểu thí chủ đây, cư sĩ thấy thế nào? Có vừa mắt cư sĩ không?
Đã nhìn Tiểu Long ít ra cũng hai lần, do đó chủ nhân sơn cốc trả lời ngay:
- Không được.
Sa La phiên tăng không giật mình khi nghe câu trả lời của vị cư sĩ, Sa La phiên tăng lại noi:
- Mô phật! Tiểu thí chủ này như viên ngọc quý chưa được tay thợ khéo nào rèn giũa, không lẽ cư sĩ ngại về Túc Mạch âm tuyệt kinh mà không thu nhập ư?
- Phiên tăng đã biết rõ, hà cớ gì còn phải hỏi lại?
- Mô phật! lão nạp cứ nghĩ thần công của cư sĩ nếu gặp người thiên bẩm như thế này là tốt lắm chứ?
- Có tốt nhưng yểu mạng, ta không thể làm một việc như ném muối xuống biển được.
- Mô phật! Xin cư sĩ xét lại, tiểu thí chủ này có mối huyết hải thâm thù, cư sĩ có thể vì sự công bình mà ban cho tiểu thí chủ này một cơ hội không?
- Không được.
- Mô phật! Cư sĩ quả là người đúng như danh xưng, lão nạp xin cáo từ.
Tiểu Long không thấy tiếc nuối, ngược lại còn khoan khoái hơn khi không phải bái một người lạnh như tảng băng làm sư phụ. Cho nên Tiểu Long xăng xái đi theo vị sư già rời khỏi sơn cốc lạnh lẽo.
Tai của Tiểu Long nghe được tiếng thở dài của vị cư sĩ mặt lạnh:
- Đáng tiếc cho một đóa kỳ hoa, bạo phát, bạo tàn.
Trong tâm trí của Tiểu Long thoáng nảy ra một ý tướng:
"Bạo phát . . . bạo tàn, Dâu sao thì mình cũng không sống được lâu, cớ sao mình không nắm lấy cơ hội này? Báo được thù cho Nhuế thúc thúc là đủ lắm rồi. Chết thì chết, trước hay sau gì cũng chết . . . Lão lạnh lùng mặc lão, lão đối xử với mình sao cũng được. Cần phải báo được thù cho thúc thúc . " Nghĩ vậy, Tiểu Long tức khắc dừng chân, chạy ngược lại về phía thân người chủ nhân sơn cốc Tiểu Long quỳ xuống mà cầu khẩn van xin:
- Tiền bối ! Cư sĩ tiền bối, xin vì lòng nhân mà thu nạp đệ tử, xin cho đệ tử một cơ hội, đệ tử cần phải trả thù cho thúc thúc, sư phụ, xin cho đệ tử được hành lễ bái sư.
Vị sư già cũng nói thêm vào:
- Cư sĩ lòng thành này. . . không lẽ cư sĩ làm ngơ được sao?
Không lưỡng lự, chủ nhân sơn cốc phất tay áo quay người lại bỏ vào lòng sơn cốc, ném lại hai tiếng cộc lốc:
- Không được.
Không hiểu danh xưng của lão cư sĩ này như thế nào? Chứ Tiểu Long thấy, không những lão ta lạnh lùng ở ngoài mặt mà thôi, trong lòng của lão ta còn lạnh hơn vẻ mặt bên ngoài của lão nữa.
Biết không thể van nài thêm được nữa, Tiểu Long đứng ngay dậy, không đợi vị sư già động thân Tiểu Long đã xăm xăm đi ngay trở ra.
Đến động khẩu của sơn cốc, Tiểu Long ngao ngán, ngẫm nghĩ đến việc khi phải đi trở xuống, thất vọng khi nghĩ đến tương lai mờ mịt, chán nản khi biết mối thù của Nhuế thúc thúc vô phương báo phục Vị sư già hiểu được tâm trạng khó chịu của Tiểu Long nói khẽ:
- chủ nhân sơn cốc này danh xưng là Lãnh Diện cư sĩ, tiểu hài nhi, thôi dừng buồn nữa, chúng ta đi thôi.
Uể oải Tiểu Long đi theo vị sư già.
Đêm hôm đó vị sư già và Tiểu Long ngụ tạm ở một sơn động, vẫn thuộc về quả núi nơi sơn cốc của Lãnh Diện cư sĩ.
Dưới ánh lửa bập bùng xua tan đi hơi sương lạnh giá, cả hai cùng dùng lương khô, lấy nước suối làm thức uống, Tiểu Long nhìn gương mặt khô quắt của vị sư già, nghĩ đến tấm lòng nhân hậu của Sa La lão tăng miền Tây Vực xa xôi, Tiểu Long tha thiết nói với vị sư già:
- Đại sư phụ! Nếu hài nhi là đóa kỳ hoa gì đó sao đại sư phụ không thu hài nhi làm đệ tử?
Lắc đầu, Sa La lão tăng đáp:
- Tiểu Long! dù lão nạp có muốn thu nạp cũng không được.
Tiểu Long ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao lại không được? Đại sư phụ không . . . không biết võ công ư?
Mỉm cười khiến gương mặt khô tót của vị sư già giãn ra, vị sư đáp; - Tông phái của lão nạp, sao lại không có võ công chứ? Chỉ vì tông quy mà lão nạp không thể thu truyền nhân được.
- Tông quy? Tông quy thế nào mà lại không cho thu nhận môn đồ?
- ở xứ sở của lão nạp, mọi đứa trẻ lúc chào đời đều được các vị Hoạt phật xem xét tường tận về số phận cũng như tướng mạo.
Giờ khắc đứa bé sinh ra được ghi chép kỹ để lập tờ số Dựa vào tờ số, và về tướng mạo đứa bé được ấn định trước sẽ là dân dã hay sau này sẽ theo đường tu hành! Đa số đều là dân thường mà thôi. Còn đứa bé nào có huệ căn chân tu sẽ được đưa vào các Lạp viện nuôi dưỡng.
Truyền nhân đệ tử của Tông phái theo tông quy đều được chọn ở các đứa trẻ này. Và theo căn cơ các đứa trẻ sẽ được đưa vào các cấp sắc mãi mãi sẽ theo cấp sắc đã được sắc phong. Như lão nạp đây, được chọn và được sắc phong vào hàng Vân Du Phật, hài tử hiểu rõ chưa?
Nản lòng, Tiểu Long rơi lệ khóc tủi cho số phận của mình và buồn thảm cho cái chết của Nhuế thúc thúc .
Dùng vạt áo lau nước mắt, Tiểu Long nhìn thấy mảnh Hồng Sa ngọc. Mảnh hồng Sa ngọc tự lúc nào đã được đeo vào người của Tiểu Long. Do đó Tiểu Long không hề thấy lạ khi nhìn đến mảnh Hồng Sa ngọc này.
Riêng vị sư già miền Tây Vực xa xôi, ngạc nhiên khi nhìn được mảnh Hồng Sa ngọc đang đeo trên người của Tiểu Long, vị sư già hỏi:
- Tiểu hài tử! Tử đâu mà tiểu hài tử có hồng sa ngọc này?
Lắc đầu Tiểu Long nói:
- Hài nhi không biết! Hài nhi chỉ biết nó luôn ở trên mình hài nhi mà thôi. Sao đại sư phụ biết Hồng Sa ngọc này à?
Sa La lão tăng trầm ngâm nói:
- Do lão nạp từng vân du đó đây, nên lão nạp biết rõ Hồng Sa ngọc này vốn là của một nữ nhân cao tuyệt thế.
- Cao nhân nào? Là nữ nhân sao, đại sư phụ là ai?
- Là một vị sư thái thì đúng hơn. Tiểu hài tử, vị sư thái này có võ công ngang bậc với Lãnh Diện cư sĩ. Nhưng tính tình của sư thái này lại trái ngược với cư sĩ. Một đằng thì nóng như lửa, một đằng thì lạnh lùng như băng đá.
- sao lạ vậy? Nữ nhân thì nóng mà nam nhân thì lại lạnh. . .
Đúng vậy, Hồng Sa ngọc vốn là của La Sát sư thái ắt có duyên cớ gì dây dưa với La Sát sư thái! Hay là chúng ta đến thử xem. Biết đâu công phu Nhiệt Dương công của La Sát sư thái có thể giúp hài tử vượt qua được nhân số.
* * *
Tiếp theo sau đó lại là những ngày dài đằng đẵng Tiểu Long cùng với vị sư già đi lần về Hồng Vân am, nơi cư ngụ của La Sát sư thái.
Khác hẳn lần đi tìm Lãnh Diện cư sĩ, lần đi tìm La Sát sư thái này Tiểu Long mất hẳn sự háo hức hy vọng.
Vì trong lần đi này, Tiểu Long đã biết rõ tình trạng thể chất của mình. Do bẩm sinh, Tiểu Long vướng phải căn bệnh quái ác Túc Mạch âm tuyệt kinh. Thế nên Tiểu Long ngờ vực, không tin La Sát sư thái sẽ thu nhận mình làm đệ tử Chắc chắn là La Sát sư thái sẽ thẳng thừng từ chối lời đề nghị của Sa La lão tăng sẽ xua đuổi. không kể đến lời cầu khẩn của Tiểu Long một đứa trẻ mới mười hai tuổi.
Tuy có đôi phần yên tâm hy vọng vào Nhiệt Dương thần công của La Sát sư thái sẽ điều trị được căn bệnh quái ác của mình theo lời Sa La lão tăng Tây Vực giải thích. Nhưng Tiểu Long cứ ngờ ngợ chuyến đi này rồi sẽ vô ích mà thôi Dọc đường đi đến Hồng Vân am, Tiểu Long hầu như không màng đến những chuyện tích về những nơi danh lam thắng cảnh của từng địa phương nơi mà hai người đã đi qua. Tiểu Long cứ mãi suy nghĩ về bệnh tình của mình, cứ mãi vấn vương trong lòng một suy nghĩ:
"Sao không là ai mà lại là mình vướng phải căn bệnh vừa quái ác vừa hiếm có này? Có phải đây là ý trời định sẵn không? Và đã định rằng Tiểu Long bị chết non? Chết mà không biết cả tên họ là gì? Phụ mẫu là ai? Sao Tiểu Long này gặp phải số phận bất hạnh đến thế?" Hết tự vấn, Tiểu Long lại nhớ đến những nơi mà Tiểu Long đã sống cùng Nhuế thúc thúc, hy vọng rằng qua tiềm thức, Tiểu Long sẽ đoán được phụ mẫu của Tiểu Long là ai, và quê quán ở đâu?
Nhưng mà làm sao Tiểu Long có thể nhớ được khi mà những sự việc đó đã xảy ra trước lúc Tiểu Long còn quá nhỏ? Còn ấu thơ?
Càng cố nhớ, Tiểu Long càng thấy bứt rứt.
Để quên đi cơn bực bội, Tiểu Long lấy Ngũ Long Đoạn Môn đao nhập môn ra đọc.
Sa La lão tăng nhìn thấy, hỏi Tiểu Long:
- Sao Nhuế thúc thúc của hài tử không truyền thụ võ công cho hài tử?
Tiểu Long lắc đầu thay lời đáp.
Sa La lão tăng lại nói:
- Nếu cho rằng hài tử vì Túc Mạch âm Tuyệt Kinh mà không luyện võ được thì chẳng thà không cho xem thì thôi, cớ sao Thiên Long Bổng pháp tuyệt kỹ thành danh của họ Nhuế không truyền thụ lại cho xem làm chi Ngũ Long Đoạn Môn Đao này?
Tiểu Long ngây thơ hỏi lại:
- Ngũ Long Đoạn Môn Đao sao lại không xem được, hở đại sư phụ?
Bật cười trước câu hỏi thơ ngây của Tiểu Long, Sa La lão tăng đáp:
Không đáng để xem thì đúng hơn, vì nó chỉ là môn võ công bình thường, đa số người trong thiên hạ đều biết, nó không đáng để người trong võ lâm bỏ công tập luyện.
Phần đang bực dọc trong người, phần do tính còn con nít, nên Tiểu Long nói bửa:
- Thế nếu ta cứ luyện tập cho tinh tường thì sao? Cổ nhân thường nói: Quân cốt ở tinh chứ không cốt ở đông, thế nghĩa là sao?
Sa La lão tăng thản nhiên giải thích:
- Tinh ở đây ngoài sự tinh tường, tinh thâm còn có nghĩa là tinh xảo, kỳ ảo . . . Dù hài tử có luyện cho tinh tường, nhưng đao pháp chưa đánh ra, đối phương đã biết đó là chiêu gì, và sẽ đánh vào đâu. Đã biết thì đối phương thừa sức đón đỡ, hay phản công lại, thế có phải là mất mạng rồi sao. Còn nữa, sau chiêu đao này hài tử sẽ ra chiêu đao tiếp theo ra sao? BỘ vị như thế nào, bởi đối phương đoán biết được hết. Thế thì làm sao mà hài tử có thể chế địch thắng nhân được.
Như đã nói, tuy thể tạng của Tiểu Long yếu ớt nhưng bù lại trời phú cho Tiểu Long một sự linh lợi mẫn tiệp khác thường. Phần nữa, do muốn khắc phục sự yếu đuối của bản thân nên Tiểu Long rất say mê học hỏi và tìm hiểu. Do đó sau khi nghe lời phân tích chí lý của Sa La lão tăng. Tiểu Long lại hỏi:
- Tế nếu ta hoán đổi chiêu thức của đao pháp, không theo một trật tự nhu kinh sách dạy, thì đối phương làm sao đoán được, đỡ được?
Cả cười cho sự vụng dại của Tiểu Long, Sa La lão tăng giải thích:
- Làm vậy sao được ! Như chiêu đao này là Quá Quan Trảm Tướng, bộ pháp là đi tới, chém tạt đao sang hai bên ở thượng bàn, nếu hài tử vừa sự dụng xong chiêu Thái Sơn áp Đỉnh bộ vị lúc đó là ở hạ bàn, làm sao hài tử có thể vừa rùn bộ, vừa tấn tới? Làm sao có thể ở hạ bàn, lại tạt đao sang thượng bàn đối phương được? Chưa hết đâu! Như chiêu đao Tây Phương Yết Như Lai, lúc này hài tử ôm go đao vào người, làm sao hài tử có thể xoay sang đao thức Thoái Đao Hồi Vị được? Cái đó không phải gọi là tự mình tự se dây trói mình sao?
Tiểu Long suy nghĩ kỹ lời của Sa La lão tăng, tuy biết rằng vị sư già nói đúng lý, nhưng Tiểu Long vẫn gân cổ cãi bướng:
- Thế nếu hài tử do chỉ là một đồng tử, thân người không cao được bốn thước, thì làm sao hài tử khi có thể Quá Quan Trảm Tướng vào thượng bàn một người lớn được? Cái đó, không lẽ lại nói hài nhi sử sai đao thức? Vô lý!
Biết Tiểu Long nói càn, nhưng Sa La lão tăng không ngại khi giải thích tỉ mỉ cho Tiểu Long nghe lý do tại sạp không thể đảo lộn thứ tự của đao pháp. Và tại làm sao không được biến dạng từng thức đao được. Vị sư già nói:
- Điều quan yếu ở mỗi chiêu thức, bất kỳ là đao, kiếm hay các loại võ khí khác trong thập bát ban là: bộ vị của mỗi chia đều được tính toán sao vừa công được, vừa thủ được, có nghĩa là khi công đối phương, không phải công một đao là xong, mà cần đến nhiều đao liên tiếp, dồn dập. Đưa đối phương vào chỗ bó tay chịu chết! Ngược lại, khi thu thì phải che kín cả thân mình, không lộ một chỗ hở nào cho địch nhân công kích. Có khi vừa thủ xong trong thé thu lại có thể tùy cơ mà công kích lại đối phương. Do đó, đòi hỏi đao pháp phải liên hoàn hết đao thức này là đến đao thức khác !
Liên miên bất tuyệt! Có thế mới thắng được đối phương.
Đồng thời, còn tùy theo tầm vóc của mỗi người luyện, mà đao pháp khác nhau. Tựu chung, tất cả đều dua vào Ngũ Long Đoạn Môn Đao pháp nhập môn này, cải sửa đi ! Tỷ như hài tử có tầm vóc thấp bé, thì nên luyện Cổn Địa Đường đao pháp ! Đây là môn đao pháp chuyên tấn công hạ bàn của đối phương.
Tất nhiên, muốn thắng được địch nhân, thì cũng không làm sao mà thiếu sự liên tục. Do đó đòi hỏi chiêu đao này phải liền kè với chiêu đao kia.
Tuy vậy, Tiểu Long vẫn nói:
- Thế nếu hài nhi muốn sử chiêu đao kế tiếp là Thoái Đao Hồi Vị mà địch nhân nhanh nhẹn hơn, địch nhân không còn đứng ở phía sau nữa!
Ngược lại, địch nhân làm cách nào không biết, lại công vào chính diện của hài nhi, thử hỏi, hài nhi làm sao chống đỡ lại được đây?
Gật gù, Sa La lão tăng nói:
- Hài tử hỏi thế là đúng lắm đấy! Do đó đòi hỏi người luyện võ phải luyện đao pháp đến mức tinh tường, đấy mới là chỉ là ngoại gia công phu thôi ! Người luyện võ muốn dễ dàng áp đảo địch nhân, còn phải luyện nhiều về nội gia công phu nữa! Có như thế, khi cùng người đối địch, ta có thể đưa địch nhân vào chỗ ta muốn địch nhân phải ở đấy. Không sai chạy được ! Đến lúc đó, hài tử muốn sử đao thức Thoái Đao Hồi Vị thì địch nhân không làm cách nào di bộ sang chỗ khác được ! Hiểu chưa, hài tử?
Đó là mới chỉ nói về phương diện ta mạnh hơn địch. Còn ngược lại, khi địch nhân mạnh hơn ta, ta bắt buộc phải tùy chiêu thức của đối phương mà sử đao thức thích hợp để ứng phó.
Do đó ta ở thế bị động. Ta bị bắt buộc phải đón đỡ phải ở những vị trí mà đối phương muốn ta phải ở đó. Chính lúc này là lúc đòi hỏi võ công của ta phải tinh xảo. Trong cái thủ ta tìm dịp để công. Tư thế bị động ta kiên quyết đổi lại thế chủ động. Có chủ động, ta mới có cơ thắng địch. Vậy đó !
Một đứa bé tâm cơ mẫn tiệp, ham học hỏi và lại hay nói càn. Và một vị sư già hiền hậu, nhân từ, hòa ái . . . sẵng sàng giải thích những gì đứa bé không hiểu hoặc hiểu sai, có khi lại cố tình nói sai, nói bậy. . . ! Cứ thế hai người vừa đi, vừa đối đáp quên chặng đường dài. Và Tiểu Long quên đi lòng thất vọng chán nản. Không còn nghĩ đến Túc Mạch âm Tuyệt Kinh hay La Sát sư thái gì cả . . .
Đương nhiên không phải là liên tục đối đáp.
Vì có khi Tiểu Long phải mất cả buổi trời mới nghĩ đến nơi đến chốn lời giải thích quá tầm hiểu biết cho một đứa bé mới lên mười hai tuổi của Sa La lão tăng. Nghĩ xong, Tiểu Long còn phải nhấm lại từng đao pháp đã tự học để đối chứng. Sau đó Tiểu Long mới đặt ra một câu hỏi khác.
Vị sư già Sa La lão tăng cũng vậy? Với nhiều câu hỏi của Tiểu Long, Sa La lão tăng phải suy nghĩ thật lâu mới tìm được cách giải thích, mà với tuổi mười hai của Tiểu Long có thể hiểu được. Đây đâu phải là chuyện dễ dàng gì Vì căn bản, chuyện võ công không phải là chuyện để một đứa trẻ có thể đàm luận được.
Nhất là khi nói và giải thích về căn cơ võ đạo, một cái gì đó sâu nhiệm, huyền ảo, mông lung.
Có khi vị sư già phải đem cả lý thuyết võ đạo thiền tông bên Tây Vực ra mới có thể giải thích được cho Tiểu Long tạm hiểu.
Việc này đối với Sa La Vân Du Phật là phạm đến Tông quy. Nhưng . . . hoàn toàn vô hại. Vì . . .
Tiểu Long chỉ là một đứa bé, không phải một danh gia võ thuật. Huống chi . . . mạng số của Tiểu Long thật là vắn. Chết non!
Còn đối với Tiểu Long, Tiểu Long chỉ xem đây là một việc cần thiết để quên đi đường dài, quên đi gian khổ và tạm quên đi cái chết mà trời xanh đã đặt để.
Ngờ vậy mà . . . đã đến được Hồng Vân am.
Nơi cư ngụ của một tuyệt đại cao nhân đương đại, là một bậc nữ lưu duy nhất trong tam vị tuyệt đại con hân. Có tên xưng nghe thật dữ tợn là La Sát sư thái !
Tiểu Long hy vọng rằng nhờ sư thái đã qui y nên La Sát không còn đúng là La Sát nữa. Bằng không . . .
Đáp lại lời xin cầu kiến của Sa La Vân Du Phật, La Sát sư thái đã mời cả hai vào ngay đạo am để mạn đàm. Bên cạnh là chung trà Long Tĩnh thượng hạng, thơm phức, giải được cơn mệt nhọc khi leo lên ngọn cô phong này.
La Sát sư thái đã biết Sa La Vân Du Phật từ trước nên câu chuyện hàn huyên của cả hai rất hòa ái. Thân mật! (Không như lần diện kiến Lãnh Diện cư sĩ ở Lãnh Sơn cốc, Tiểu Long so sánh và cũng tự đặt danh tự cho sơn cốc Lãnh Diệc cư sĩ trú ngụ) Sau một hồi trò chuyện, La Sát sư thái mới hỏi Sa La lão tăng:
- Phật huynh! Hôm nay Phật huynh di giá đến tệ am có điều chi dạy bảo?
Câu hỏi thật . . . dễ nghe, khiến Tiểu Long ngỡ người giang hồ đã lầm khi gọi sư thái đây là La Sát sư thái.
Vị sư già không đáp ngay, mà lại cởi ngực áo của Tiểu Long, bày ra mảnh Hồng Sa ngọc rồi mới hỏi:
- Sư thái có nhận ra vật này không?
La Sát sư thái thoạt tiên có hơi sửng sốt, sau đó La Sát sư thái mới cười to mà nói:
- Khà khà ! Đứa b é này hình như là . . .
điệt nhi gì đó với lão họ Nhuế Quái Hiệp, phải thế không?
- Vậy là sư thái đã có biết Nhuế thí chủ và Tiểu Long! Xin hỏi, trường hợp nào mà sư thái biết được cả hai? Và lý do tại sao mà . . . Hồng Sa ngọc của sư thái lại ở trên mình của Tiểu Long vậy?
La sát sư thái không đáp vào câu hỏi của Sa La lão tăng mà lại hỏi rằng:
- Lão họ Nhuế đâu? Sao lão không tự mình đưa đứa bé đến đây? Lão đã đổi ý rồi sao? Sau sáu năm mới đổi ý. . . quả là có hơi muộn đó !
Làm sao mà Sa La lão tăng có thể trả lời được những câu hỏi này của La Sát sư thái, do đó lão tăng phải ngập ngừng.
Thấy La Sát sư thái không có gì đáng để sọ.
Tiểu Long làm gan hỏi:
- Nhuế thúc thúc của hài nhi đã chết ! Lão sư thái nói thúc thúc của hài nhi đổi ý, là đổi ý làm sao? Sao lại muộn ạ?
Vẫn như lần vừa rồi, La Sát sư thái không đáp lại câu hỏi nào, chỉ hỏi:
- Sao lão họ Nhuế lại chết?
Sa La lão tăng vội đáp:
- Tự tuyệt! Lão nạp vô tình có mặt ở đó. Và không phải là không có lý do. Nhưng lý do thật là khó hiểu.
- Sao lại là khó hiểu? Phật huynh có thể kể lại tường tận được không?
Gật đầu, Sa La lão tăng thuật lại đầu đuôi tự sự Và kết thúc, Sa La lão tăng cũng kể việc đưa Tiểu Long đi tầm sư học nghệ. Gặp Lãnh Diện cư sĩ và cư sĩ đã từ chối ra sao. Sau đó, qua phát hiện được Tiểu Long có đeo Hồng Sa ngọc của La Sát sư thái nên cả hai mới có mặt ở đây hôm nay. Sa La lão tăng hỏi:
- Nếu sư thái đã có biết Nhuỵ thí chủ và Tiểu Long từ trước, vậy sư thái có thể thu nạp Tiểu Long làm môn nhân đệ tử được không?
La Sát sư thái làm như không nghe câu hỏi này của Sa La lão tăng. Sư thái lớn giọng hỏi:
- Sao lại thế được? Sao lại là Túc Mạch âm Tuyệt Kinh? Không lẽ lão họ Nhuế nhầm? Và bổn am chủ cũng lầm sao?
Không đợi Sa La lão tăng giải đáp, La Sát sư thái nhìn chăm chăm vào người của Tiểu Long.
Rồi La Sát sư thái lẩm bẩm:
- Thật uổng phí một đóa kỳ hoa. Hiếm có thật! Căn cốt hiếm có lại vướng phải căn bệnh cũng hiếm có. Đáng tiếc thật.
Lời lẩm bẩm của La Sát sư thái, Tiểu Long nghe vào tai như tiếng sấm. Hoảng hốt, Tiểu Long phục người xuống mà van xin:
- Xin lão sư thái thương xót hài nhi ! Xin thu nạp đệ tử! Nhiệt Dương công của lão sư thái là vô địch mà! Xin lão sư thái cho hài nhi có cơ hội để báo cừu cho thúc thúc !
Lời cầu tình và tán dương của Tiểu Long như chạm vào vết thương trong lòng của La Sát sư thái ! La Sát sư thái lại lẩm bẩm:
- Hừ! Vô địch! Thù thân gia ngươi, ngươi không lo báo, lại lo báo cừu cho thúc thúc ngươi! Hừ! Dòng dõi của nhà ngươi tận tuyệt là đáng lắm, đáng kiếp lắm.
Sa La lão tăng kinh ngạc hỏi:
- Sư thái biết thân thế của Tiểu Long? Sư thái có thể nói rõ ra được không?
- Không được.
- Tại sao vậy, sư thái?
- Bổn am chủ đã nói là không nói được là không nói được ! Phật huynh há phải phí lời.
Biết mà không nói, Tiểu Long không hận bằng lời rủa của La Sát sư thái về phụ mẫu song thân của Tiểu Long. Do đó, Tiểu Long cởi ngay Hồng Sa ngọc đang đeo trong người, ném vào lòng của La Sát sư thái. Tiểu Long hét lên:
- Sao sư thái lại mắng chửi song thân của hài nhi? Trả sư thái đây. Ta . . . ta không cần đâu.
Không hiểu vì uất ức hay vì nguyên nhân nào khác, mà sau câu nói Tiểu Long phục xuống ngất đi.
Kinh hoàng, Sa La lão tăng đỡ người Tiểu Long lên, thấy Tiểu Long lạnh dần cơ thể, đôi môi từ từ thâm tím lại. Sa La lão tăng cứ xoa bóp cho Tiểu Long nhưng cơ thể của Tiểu Long vẫn cứ lạnh dần. . .
Đua mắt nhìn La Sát sư thái, Sa La lão tăng cầu cứu:
- Xin sư thái bớt giận mà xem giùm Tiểu Long! Hoàn cảnh của Tiểu Long thật là đáng thương.
Cầm mảnh Hồng Sa ngọc, La Sát sư thái ném lại cho Sa La lão tăng. La Sát sư thái giận dữ quát:
- Đáng lý đứa bé này đã chết cách đây sáu năm. Nếu không có lời cầu khẩn của lão già họ Nhuế và nếu không có sự trao đổi với lão họ Nhuế bổn am chủ nào có tặng Hồng Sa ngọc này cho loài súc sinh đó. Đây! Phật huynh cầm lấy và đặt Hồng Sa ngọc vào người nó ! Nó sẽ tỉnh lại ngay. Phật huynh hãy đưa đứa bé đi đi !
Nhớ Phật huynh hãy bảo cho đứa bé biết đừng có dại mà đánh mất hoặc dời xa mảnh Hồng Sa ngọc, đó chính là vật hộ mạng của nó đó, Xin đưa tiễn Phật huynh ! Mời ! .
Thấy vẻ cương quyết của La Sát sư thái và Sa La lão tăng thừa biết tính nết nóng nảy của La Sát sư thái nên Sa La lão tăng tay bồng Tiểu Long lên, tay còn lại áp mảnh Hồng Sa ngọc lên ngực Tiểu Long và lên tiếng cáo từ:
- Sư thái! Lão tăng xin cáo từ! Xin lỗi vì đã làm phiền đến sư thái. Lão nạp luôn ghi nhớ lời dặn dò của sư thái. Xin cáo từ.
Bồng Tiểu Long đi, Sa La lão tăng suy nghĩ nhiều về câu chuyện khó hiểu của La Sát sư thái và cái chết kỳ bí của Nhuế Cần, một danh gia cao thủ, chỉ thua kém ba vị tam tuyệt đại cao nhân và một người nữa đã lâu không nghe nói đến tung tích từ lâu. Đó là Hoàng Thạch Nguyên, minh chủ của võ lâm Trung Nguyên.
Khi xuống đến chân núi, do Sa La lão tăng mãi suy nghĩ nên không biết là Tiểu Long đã tỉnh lại Sa La lão tăng chỉ biết điều này khi Tiểu Long cựa mình và hỏi:
- Đại sư phụ! Chúng ta đã xuống núi rồi sao?
Không còn ở Hồng Vân am nữa chứ? Sao đại sư phụ lại phải bồng hài nhi? Hãy để hài nhi tự đi nào !
Sa La lão tăng đặt Tiểu Long đứng xuống, yên tâm khi thấy Tiểu Long đã trở lại bình thường.
Sau khi đã suy nghĩ về nhiều vấn đề, đêm đó giữa cảnh đồng không mông quạnh, dưới ánh lửa bập bùng của đống lửa sưởi, Sa La lão tăng noi:
- Tiểu Long! Lão nạp cho là hài tử chưa ắt đã là Túc Mạch âm Tuyệt Kinh, vì người vướng phải căn bệnh quái ác này bẩm sinh là như thế Ngoài bị yểu mạng ra, thì không phải gặp những cơn choáng ngất như lúc chiều hài tử đã gặp Nhất là không cần phải có những vật dụng để trấn áp như là Hồng Sa ngọc. Nhưng nói là nói vậy thôi, lão nạp nào phải y sư để có thể nói chắc được ! Tiểu Long có điều này hài tử cần phải nhớ. Trước khi biết rõ và chữa được bệnh trạng kỳ lạ, hài tử không bao giờ được rời xa hai mảnh Hồng Sa ngọc, nhớ chưa?
Nhớ lại lúc chiều khi hài tử vất Hồng Sa ngọc trả lại La Sát sư thái hài tử đã bị choáng ngất đi ngay sau đó. Và cơ thể của hài tử liền trở nên lạnh. Lạnh như cơ thể của một người bị vùi trong tuyết vậy. Rất nguy hiểm. Nếu hài tử muốn được sống, thì phải nhớ kỹ điều này nghe chưa?
Tấm lòng nhân hậu và lời dặn dò kỹ lưỡng của Sa La lão tăng làm cho Tiểu Long nhớ lại lời trăn trối trước khi lâm chung của Nhuế thúc thúc. Mơ hồ, Tiểu Long sợ phải chia tay với vị sư già mà Tiểu Long đã phát sinh mối hảo cảm như gia phụ với hài nhi ! Như sự phụ với đệ tử.
Đúng thế thật !
Vì Sa La lão tăng đang ngước mắt nhìn trời đêm, thở dài nói:
- Tiểu Long! Lão nạp muốn giúp hài tử nhưng việc đến thế này, lão nạp phải chịu thôi.
Hài tử đâu có thể theo lão nạp suốt đời được.
Nín đi, đừng mềm yếu như thế. Lão nạp là Vân Du Phật, theo tông quy lão nạp chỉ được độc hành, độc chiếc mà thôi. Nếu có duyên, trên đường vân du, lão nạp sẽ gặp lại hài tử mà!
Tiểu Long, hài tử có hứa với lão nạp cố sống mà gặp lại lão nạp không? Hứa không?
Tiểu Long nghĩ đến mình sống thật là vô dụng, đến lời hứa mà vị sư già đang ép Tiểu Long hứa, Tiểu Long cũng e khó mà giữ được.
Sa La lão tăng lại hỏi:
- Hài tử không phải là điệt nhi của Nhuế thí chủ sao? Hài tử nên biết, Nhuế thí chủ trọng chữ tín còn hơn sinh mạng của mình nữa đó.
Nhưng không phải vì đó mà Nhuế thí chủ không dám hứa đâu. Nào cam đảm lên nào !
Nam tử hán gì mà yếu quá thế !
Không sao làm khác được Nhuế thúc thúc, Tiểu Long bặm môi cả quyết gật đầu, nhìn ngay vào mắt vị sư già hứa:
- Được ! Đại sư phụ, hài nhi xin hứa sẽ gặp lại đại sư phụ.
Nhoẻn miệng cười khích lệ, Sa La Vân Du Phật nói:
- Có thế chứ! Thôi, hãy bảo trọng nhé, Tiểu Long lão nạp đi đây.
Thân pháp của Sa La lão tăng thật là huyền ảo Sau hai chữ "đi đây" thì bóng dáng của Sa La lão tăng liền mờ đi và biến mất.
Tiểu Long không ngờ vị sư già nói đi là đi ngay.
Ngẩn người, Tiểu Long thấy lòng mình trống vắng, cô đon.
Tử đây mình sẽ độc hành, lang thang vô định Như Sa La Vân Du Phật lão tăng.
Tai vẫn còn nghe sự khiển trách của vị sư già khi thấy Tiểu Long sa lụy. . . nhưng giờ đây Tiểu Long gục đầu xuống mà khóc vùi.