- Trang chủ
- Thiết Cốc Môn
- Chương 40: Biến thù thành bạn
.navbar-toggle span { background: #fff; margin: 3px auto; }
Tác giả: Quỳnh Mai
Với sự chống trả mãnh liệt của Văn Đồng, tuy ng8n chặn được thế công của đối phương trong nhất thời, nhưng vì không rõ về thế trận thành thử lại càng bị đưa sâu vào giữa trận. Bỗng lại một tiếng rít vang lên, trận thế lại lẹ làng biến thức, từ từ chậm lại rồi đứng yên, họ đã bao vây bên ngoài thành một hàng rào kiếm kiên cố. Tên nào tên ấy đôi mắt cẫn đăm đăm, lăm le chờ đợi. Trận thế càng lặng yên, bầu không khí giằng co lại càng gia tăng gấp bội. Văn Đồng đưa mắt ngạc nhiên nhìn tứ phía một hồi, chàng không hiểu tại sao bọn họ bỗng nhiên lại như thế, chẳng bao lâu sau, một tiếng rít dài lại vang lên, tiếng rít chưa dứt thì Văn Đồng đột nhiên cảm thấy trước mắt như hoa lên, một mảng ánh sáng chói lòa khó chịu. Sự biến hóa đột ngột này dù cho Văn Đồng có thông minh đến đâu cũng không tìm ra câu giải đáp, lòng lại lo lắng thêm phần nào: họ dựng lối ảo ảnh công, ta giờ lảm sao biết đâu hư đâu thực để chống trả?
Trong lúc phân vân, chàng lại nghe văng vẳng tiếng cười nói của Phong Thanh :
- Nhãi con! Mau khoanh tay chịu trói đi! Lão phu sẽ lượng thứ giảm tội cho!
Văn Đồng không khỏi tức giận, cười lên ngông cuồng :
- Ta không tin kiếm trận nhỏ như thế này có thể vây được ta!
Phong Thanh cười nhạt nói :
- Giờ đôi mắt khó phân thử xem ngươi làm sao ứng phó được?
Văn Đồng nghe nói bỗng như sực tỉnh, thầm nhủ :
- “Đúng đấy. Ta cứ nóng giận như thế nào có ích gì, địch trong bóng tối, ta ở ngoài ánh sáng, nếu hông tìm phá vây thì dù võ công cái thế cũng chẳng có ích gì.”
Đột nhiên lời dặn của Thái Sử Ngọc trườc khi chàng vào trận giờ vụt ra trong óc: “Dùng tĩnh chế động, dùng chậm chế mau, dùng bất biến chế phục vạn biến, giờ đây mắt thịt khó phân, ta dùng tai để thế mắt xem thử thế nào?”
Phong Thanh đừng ngoài, thấy Văn Đồng cứ im lìm không động tĩnh tựa như lão tăng nhập định vậy, không đếm xỉa gì bên ngoài, ông ta liền nổi giận, lập tức rít lên một tiếng hiệu lệnh. Bốn mươi chín tên hán tử vừa nghe có lệnh, liền điều động ngay, bóng người xoay vần như chong chóng, kiếm thế vun vút công ra, vòng vây từ từ siết chặt lại. Mặt cho bên ngoài càng lúc càng gây cấn,Văn Đồng vẫn đứng yên bất động, sắc mặt điềm nhiên lắng tai nghe ngóng.
Bỗng bảy mũi kiếm xông ra chém xả vào người, chàng không hề bối rối, vội vã nhích mình một cái để tánh đường công của đối phương rồi trở lại đúng về vị trí cũ.
Thì ra, dần dần chàng đã biết được một ít nguyên nhân trong ấy, tuy rằng bốn mươi chín người hợp thành kiếm trận, song mỗi khi công chỉ có bảy người liên thủ mà thôi, nên uy thế đặc biệt hùng mạnh. Bên ngoài thấy họ đi đứng một cách vô trật tự, nhưng mỗi khi ra tay công địch, bảy người ấy đều có thứ tự, đồng thời mỗi lần đánh của đối phương luôn hư nhiều thật ít. Có khi chàng vừa xuất chưởng đánh ra, họ vội vàng thu kiếm rut lui. Kết luận là trận pháp này thoạt tiên dùng cách đánh tiêu hao sinh lực địch, chỉ đến khi kết quả rồi mới bắt đầu hạ thủ.
Biết thế nên giờ hễ khi bảy tay kiếm đâm ra, Văn Đồng cũng giả vờ như dùng hai thành công lực chống đối, rồi tung mình né tránh chứ không tận sức như lúc đầu.
Vô hình chàng đã thực hành ngay khẩu quyết hư hư thực thực, điịch chưa động, ta bất động, địch đã động, ta động trước để chế ngự trận pháp này.
Đối phương đáng lẽ định dùng hư để tiêu hao sinh lực địch, không ngờ Văn Đồng đã thấu rõ nội tình, lại một tiếng rít vang lên, trận pháp bắt đầu cải hư vi thực, kiếm khí ào ạt đánh ra, uy lực khiếp người.
Văn Đồng thấy thế thất kinh, vội vàng cung chưởng chống đỡ, hức lùi đám người dang xa, mở mắt ra thì những luồng kiếm quang chói mắt khi nãy không còn nữa, nhưng xung quanh, gió táp ào ào khiến cho chàng có cảm tưởng như đang đứng trong lòng chảo của cơn bão lớn. Văn Đồng lập tức vận công hộ thể, một mặt thi triển Thập Bát Kim Cang Thủ đánh ra. Tuy như vậy chàng đã đứng vào uy thế bức lùi chung quanh, nhưng sức lực cũng tiêu hao chẳng ít.
Bọn hán tử thấy có công hiệu lại càng làm già, nửa tiếng đồng hồ trôi qua, trán của Văn Đồng bắt đầu rịn mồ hôi hột, nhưng kinh nghiệm đã cho chàng thu thập chẳng ít.
Chàng ngầm nhận ra, trong bảy đội, có một đội nãy giờ không hề giao đấu với chàng một lần hơn nữa sự di chuyển của họ đều theo hai chiều phải trái chứ không khi nào lướt đến phía trước. Chàng không khỏi cười thầm, lẩm nhẩm :
- Đây không phải là Thiên Tào Bắc Đẩu trận là gì, bảy người này chính là trụ cột của toàn trận vậy.
Mưu cơ đã định, trận thế đã hiểu, giờ chàng trở lại dùng thế hư thực, thực hư để phá địch. Một tiếng rít thánh thót từ trong miệng Văn Đồng phát ra, tiếp theo thân hình bà bay vụt lên ba trượng rưỡi, đoạn xoay mình một cái, đầu liền căm xuống phát chưởng đánh về phía mặt, ba đội kiếm khách thấy vậy, vội vã đến chống cự, hai mươi mốt mũi kiếm sáng chói vun nút xông lên, nào ngờ, Văn Đồng đã đoán trước, lách mình một cái, thân hình đã rơi về phía tả. Cử chỉ quá đột ngột, bọn họ nào kịp trở tay thì “vù” một cái chàng đã phát chưởng đánh ngay vào bảy người trụ cột đang đứng ngay đấy.
Bảy tên đại hán không dè nên chống cự không còn kịp, vội rời khỏi ngôi vị, lướt sang Thiên Tào vị.
Văn Đồng chiếm được Bắc Đẩu vị, không gíam chần chờ, vội vàng song chưởng đánh mạnh ra, nhắm vào Thiên Tào vị công tới.
Bảy người này chân chưa đứng vững đã bị đối phương tấn công, lo lắng chuyểng sang Trung Ương vị. Trong khi bảy người này dời đổi ngôi vị, không ai chỉ huy cũng bắt đầu biến loạn.
Văn Đồng thấy có kết quả, trong lòng không khỏi mừng thầm, tận dụng toàn lực liên hồi tung ra sáu chưởng, uy mãnh tơ sơn băng nước cuộn. Trong lúc trận thế bấn loạn, bỗng thấy kình phong bắn tới, mấy tiếng kêu thảm khốc vang lên, khoảng khắc, trận thế không còn duy trì thứ tự được nữa.
Văn Đồng buông tiếng thở dài, lập tức tung mình nhảy ra trước mặt anh em Phong Thị, cung tay nói :
- Tại hạ may mắn ra khỏi kỳ trận của nhị vị vậy ân oán giữa nhị vị và Thái Sử Ngọc lão tiền bối không còn nữa, biến thù thành bạn, có phải vậy chăng?
Đột nhiên anh em Phong Thị buông tiếng thở dài nói :
- Tre già măng mọc, lời ấy thật chẳng sai, anh em lão đã khổ công ba mươi năm, trút bao tâm huyết để luyện thành Thiên Tào Bắc Đẩu kiếm trận, tưởng rằng chuyến này tái xuất giang hồ sẽ xưng bá võ lâm, nào ngờ... ôi...
Thái Sử Ngọc mỉm cười lên tiếng :
- Nhị huynh có biết vị tiểu huynh đệ này là ai chăng?
Phong Thanh tỏ vẻ phân vân hỏi :
- Xin giới thiệu cho biết?
Thái Sử Ngọc vuốt râu tươi cười, chậm rãi đáp :
- Vị tiểu huynh đệ này họ Vũ Văn, tên Đông hiện đang chấp chưởng đời thứ ba của Thiết Cốc môn.
Ngưng giây lát nhìn về vẻ mặt ngăc nhiên của anh em Phong Thị, đoạn tiếp :
- Nếu nói danh tánh của sư phụ vị tiểu huynh đệ này ra càng khiến cho nhị huynh ngơ ngác chẳng ít nữa. Mấy mươi năm trước đây từng nghe danh Vũ Nội Song Tuyết Lý Tôn huynh, tức là sư tôn của vị tiểu huynh đệ này vậy.
Lời nói vừa thốt ra quả khiến cho hai vị Mnh chủ hắc đạo từng hùng bà giang hồ trước đây ba mươi năm phải há hốc mồm kinh hoảng rất lâu, Phong Thanh bật cười ha hả nói :
- Nói vậy, đêm nay anh em lão dù có bị thua đi chăng nữa cũng không hề hối tiếc, Lý Tôn ân uynh võ học vô song, huyền công thần diệu, ra tay không người đối địch, hơn nữa Vũ Văn lão đệ lão là đệ tử duy nhất của ông ta.
Văn Đồng không ngờ hai người này lại quen biết với sư phụ mình, nên liền cung kính thân thi lễ nói :
- Vãn bối theo học sư phụ tuy được sáu năm, song chưa từng được nghe ân sư kể chuyện lúc trước, thành thử hôm nay mạo phạm nhị vị lão tiến bối, dám mong thứ lỗi cho.
Thái Sử Ngọc đứng bên bỗng cười xen lời :
- Nhị huynh học những lời lẽ khách sáo ấy tự bao giờ thế? Nếu cứ thế này thì biết chừng nào cho xong? Nếu không chê tệ xá của tại hạ, xin mời quá gót đến đấy dùng trà.
Phong Thị cười lên ha hả nói :
- Ba mươi năm sống trong đời ẩn dật, có thể nói Thái Sử huynh sướng hơn anh em tại hạ nhiều, bảo xá thế nào cũng phải viếng, nhưng phải có một điều là phải có rượu thịt để tiếp khách, không biết Thái Sử Ngọc huynh lo được việc ấy không?
Thái Sử Ngọc cười vui vẻ :
- Kẻ ác đã đến nhà, lão không phá sản thì đâu được đi! Hôm nay mặc cho các người ăn đến nứt bụng thì thôi!
Tiếng cười của bốn người vừa phát ra thì bốn thân hình cũng đã tung bay nhanh như gió, sau khi qua sông, hợp với bọn Khương Trạch rồi hướng về ngôi nhà lá phi nhanh.
Bốn mươi chín tên hán tử đợi cho bọn họ đi rồi mới ngồi xuống nhăm mắt dưỡng thần.
Trong căn nhà lá lúc bấy giờ, tiếng vui cười vọng ra không ngớt. Ánh trăng dần dần hạ xuống đồi tây, tiếng gà rừng thỉnh thoảng gáy, mặt trời chậm rãi sáng lên, một ngáy mới lại bắt đầu, đến khi mặt trời rọi chiếu thì buổi tiệc cũng vừa xong. Bỗng nghe Phong Thị quay sang nói với Văn Đồng :
- Bốn mươi chín môn hạ của lão hủ đều được rèn luyện từ nhỏ đến giờ, hôm nay anh em lão hủ được Thái Sử Ngọc huynh mời ở lại chung sống cho vui cuộc đời ẩn sĩ, xét thây bốn mươi chín kẻ ấy tuổi còn trung niên, không thể ẩn cư với anh em lão được, hơn nữa Vũ Văn lão đệ mới phục hồi môn phái, cần phải dùng người giúp sức, lão hủ định cho chúng theo hầu lão đệ, chẳng hiểu ý như thế nào?
Không đợi Văn Đồng hưởng ứng, Thái Sử Ngọc vội vã xen lời :
- Việc phục môn của tiểu huynh đệ còn nhiều khó khăn, nay được những người này sai khiến, tưởng cũng chớ nên cố chấp làm gì.
Văn Đồng vui vẻ cảm tạ rồi cáo từ mọi người ra đi.
Thái Sử Ngọc cùng anh em Phong Thị vội đứng dậy đưa ra tới bờ sông. Phong Thanh liền đem ý mình cho bọn môn hộ rõ.
Bốn mươi chín tên hán tử một mặt tôn sùng ân mệnh, một mặt ngưỡng phục thần công khí độ của Văn Đồng, nên sau khi nghe lời tuyên bố của Phong Thanh, thảy đều dùng lẽ thuộc hạ bí kiến Văn Đồng. Văn Đồng quay sang Thái Sử Ngọc ba người kính cẩn tạ ơn, rồi tung mình nhảy qua bờ sông, cùng mọi người cất bước lên đường đi vào quan nội.
Vừa vào đến ranh giới Trung Nguyên, Văn Đồng liền bảo Dịch Thành viết một phong thơ, gởi bốn mươi chín người này tạm trú tại Tứ Linh bang chờ đợi. Bốn người lại bắt đầu về phía Hà Nam, thẳng tới Phong Cảnh nơi đất Bắc không giống miền Giang Nam, các con đường đều là đất đỏ, người cũng ít đông.
Vào một buổi chiều mùa đông, bốn người đến thị trấn cách xa Khai Phong còn bảy mươi dặm, liền tìm vào một tửu lầu ăn uống.
Tửu bảo ân cần mời mọc đến trên lầu, Văn Đồng liền tìm một nơi kế bên cửa sổ ngó ra đường lộ, sau khi điểm vài món ăn, chàng hỏi Thanh Sương điểm thêm mấy món nữa.
Thanh Sương, Khương Trạch, Dịch Thành mỗi người điểm thêm một món.
Bấy giờ là lúc thực khách đang đông nên phải chờ đợi một hồi lâu mới có, nên bốn người cứ nhắm rượu đơi chờ. Bỗng Thanh Sương “ý” lên một tiếng ngạc nhiên, đưa tay chỉ xuống đường.